Chú thích Trận Rạch Gầm – Xoài Mút

  1. Bách khoa tri thức quốc phòng toàn dân, NXB Chính trị quốc gia, 2003, trang 32
  2. Phan Thị Anh Thư (ngày 19 tháng 1 năm 2017). “Về Tiền Giang nhớ Rạch Gầm - Xoài Mút”. giaoduc.net.vn. Truy cập 11 tháng 9 năm 2021.
  3. 1 2 Nguyễn Thế Long 2005, tr. 183.
  4. Trần Hải Phụng, Lưu Phương Thanh 1994, tr. 17.
  5. Rama I vừa mới đảo chính Taksin, lập nên vương triều Chakri.
  6. Do trước khi làm vua, Rama I và tướng của Nguyễn Ánh có giao hảo.
  7. Kỷ yếu Hội nghị khoa học “Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút”, Tiền Giang, 1984, trang 299
  8. Lúc này Nguyễn Ánh mới ngoài 23 tuổi.
  9. Danh tướng Việt Nam (tập 3), tr. 186.
  10. Các nhà nghiên cứu giải thích: chữ Chiêu không phải là tên họ mà là chức tước, có thể gọi là chao hay chậu trong tiếng Làotiếng Thái (เจ้า). Chữ Hán vốn viết là Chiếu (日召), sau vì kiêng huý nên các sử thần nhà Nguyễn mới viết thành chiêu (召) (Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, tr. 88).
  11. Số quân Nguyễn ghi theo Danh tướng Việt Nam (tập 3), tr. 189.
  12. Ông này là con của chị vua Rama I, bố là người Hoa, gọi nhà vua bằng cậu ruột (The Dynastic Chronicles, The First Reign [Vol. II] tr. 121
  13. Cách người Xiêm gọi Nguyễn Ánh - Ông Thượng Sư - องเชียงสือ Chiang Sue
  14. 1 2 Nguyễn Duy Chính, "Tương quan Xiêm-Việt cuối thế kỷ XVIII", dẫn theo Thadeus và Chadin Flood (dịch và hiệu đính), "The Dynastic Chronicles, Bangkok Era, The First Reign", Chaophraya Thiphakorawong Edition, [Vol. I]: Text. Tokyo: The Centre for East Asian Cultural Studies, 1978. page 61
  15. Nguyễn Duy Chính, "Tương quan Xiêm-Việt cuối thế kỷ XVIII"
  16. Vũ Thế Dinh là người trực tiếp tham chiến. Khi ấy, ông giữ chức cai đội dưới quyền của tham tướng Mạc Tử Sanh. Sau khi quân Xiêm thất bại, Nguyễn Ánh giao cho ông thu thập tài liệu viết bức "quốc thư" gửi cho vua Xiêm trình bày rõ sự tàn bạo và lý do thất bại của quân Xiêm. Vũ Thế Dinh viết "Mạc Thị gia phả" vào năm 1818.
  17. Nguyễn Huệ đã ngoài 32 tuổi, kinh nghiệm trận mạc hơn hẳn Nguyễn Ánh.
  18. Nguyễn Khắc Thuần cho biết lúc bấy giờ quân Tây Sơn đã có khá nhiều đại bác do Hà Lan sản xuất. Và giáo sư Thuần cũng lưu ý rằng số quân Tây Sơn chỉ là con số ước đoán của các nhà sử học hiện đại, chứ sử cũ không thấy chép. (Danh tướng Việt Nam [tập 3], tr. 189).
  19. Ở đây có rạch Trà Tân nằm ở bờ bắc sông Mỹ Tho (sông Mỹ Tho là tên của khúc sông Tiền chảy ngang địa phận Tiền Giang ngày nay), chảy qua Hưng Lễ, Hưng Nhân rồi đổ ra sông Mỹ Tho. Địa hình và vị trí vùng này khá lợi hại. Từ Trà Tân, liên quân Xiêm-Nguyễn dễ dàng theo đường thủy tiến đánh Mỹ Tho, là đại bản doanh của quân Tây Sơn. Theo Mạc Thị gia phả, thì Nguyễn Ánh "đóng đồn ở trên bờ sông", và quân Xiêm "lên cả trên bờ cố thủ, chiến thuyền đỗ dọc theo bờ sông làm thế ỷ dốc".
  20. Theo Quách Tấn (quê ở Tây Sơn, tác giả sách Nhà Tây Sơn) thì đi theo Nguyễn Huệ lần này còn có: vợ chồng Trần Quang Diệu-Bùi Thị Xuân điều khiển bộ binh, Võ Văn Dũng cùng Nguyễn Huệ chỉ huy thủy quân (Bảo tàng Quang Trung xuất bản, 2000, tr. 97). Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác minh và cũng chưa tìm thấy ở tài liệu khác.
  21. Trước thái độ ngờ vực của chúa Nguyễn Ánh, Chiêu Tăng có lần đã phải giãi bày, thề thốt: "Tôi phục mệnh vua nước tôi đem quân vượt biển sang giúp quốc vương, nay chưa phân thắng bại mà tôi tham của cải thì có khác gì loài thú cắn lại chủ nhà. Nếu vì lợi mà phải thất trận, làm nhục quốc thể, thì tôi trốn sao khỏi tội trời diệt. Xin quốc vương chớ nghi ngờ" (Vũ Thế Dinh, Mạc Thị gia phả).
  22. Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, tr. 92.
  23. Nguyễn Khắc Thuần dịch (Danh tướng Việt Nam [tập 3], tr. 188). Tương tự, sách Hoàng Việt hưng long chí chép: Quân Xiêm tàn bạo, đi đến đâu đều cướp bóc, bắt bớ; nên dân chúng ta thán oán ghét(tr. 121).
  24. Đoạn sông này dài khoảng 6-7km, lòng sông rộng từ 1-2 km, Giữa sông có cù lao Thới Sơn, cù lao Hộ (còn gọi là Bãi Tồn), cồn Bà Kiểu, rạch Rau Răm, Rừng Dừa,...với nhiều cây cối rậm rạp, rất thuận lợi cho việc giấu quân và mai phục.
  25. Theo Đại Nam thực lục thì: Lê Xuân Giác bày kế này cho Nguyễn Huệ.
  26. 1 2 Vũ Thế Dinh, Mạc Thị gia phả, sách đã dẫn
  27. Mạc Thị gia phả chép: Lúc xuất quân, quân thủy, bộ tất cả gồm 5 vạn quân nay chỉ còn hơn 1 vạn. Hoàng Việt hưng long chí chép: Quân Xiêm đại bại. Chiêu Tăng, Chiêu Sương chỉ thu thập được mấy nghìn tàn quân, theo đường núi Chân Lạp chạy về nước (tr. 122). Tương tự, Việt Nam sử lược chép: Nguyễn Huệ... đánh phá một trận, giết quân Tiêm chỉ còn được vài nghìn người, chạy theo đường thượng đạo trốn về nước. Sách Lịch sử Campuchia viết: Quân Xiêm thua to: gần bốn vạn người bị giết chết tại trận. Chiến thắng này đã giúp cho nhân dân Campuchia thoát khỏi sự chiếm đóng của quân Xiêm một thời gian (tr. 159). Chính vì vậy, sử Nguyễn đã ghi rằng: "Người Xiêm từ sau cuộc bại trận năm Giáp Thìn, miệng tuy nói khoác mà lòng thì sợ Tây Sơn như cọp" (Đại Nam thực lục, tập 2, tr. 65).
  28. Đại Nam thực lục, tập 1.
  29. Quang Hóa là đất thuộc tỉnh Tây Ninh ngày nay, chưa rõ làm sao quân Xiêm lại chạy lên hướng này?
  30. Phraya (พระยา Phi Nhã) là chức Tướng của Xiêm, người này có thể là Tôn Thất Xuâm.
  31. Vũ Thế Dinh, Mạc Thị gia phả, sách đã dẫn. Phi-nhã hay pha-nha là từ Thái, chỉ một chức tước của phong kiến Xiêm thời đó
  32. Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập (quyển 21 và 15. Nguyễn Khắc Thuần dẫn lại, Danh tướng Việt Nam, tập 3, tr. 195).
  33. Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, sách đã dẫn, t. 2, tr.57
  34. L. Cadière, Les Francais aux services de Gia Long
  35. Con số căn cứ theo sách Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ (tr. 97) & Danh tướng Việt Nam (tập 3, tr. 195).
  36. Quốc triều sử toát yếu, tr. 35.
  37. Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, sách đã dẫn, t. II, tr. 65
  38. Nhà Nguyễn gọi là Long Kỳ.
  39. Lược theo Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, tr. 97 và 101.
  40. Đại tá, ThS. Nguyễn Thế Vỹ (ngày 7 tháng 2 năm 2020). “Nét đặc sắc của nghệ thuật tác chiến trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785”. Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  41. Kỷ yếu Hội nghị khoa học “Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút”, Tiền Giang, 1984, trang 300, 307, 320
  42. Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận Rạch Gầm – Xoài Mút http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?cap=4&idcha... http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=1002&... http://tapchiqptd.vn/vi/tim-hieu-truyen-thong-quan... https://books.google.com.vn/books?id=3W4SAQAAMAAJ&... https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/ve-tien-giang-nho... https://books.google.com.vn/books?hl=vi&id=B19QAQA... https://books.google.com.vn/books?hl=vi&id=B19QAQA... https://books.google.com.vn/books?hl=vi&id=_HpuAAA... https://books.google.com.vn/books?hl=vi&id=_HpuAAA... https://web.archive.org/web/20101202172807/http://...